Bình luận Nguyễn_Súy

Cũng như Đặng DungNguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy chưa sánh được với Đặng TấtNguyễn Cảnh Chân; đồng thời các ông cũng không phải là đối thủ của Trương Phụ. Các sử gia phong kiến có nhận định chung rằng nhà Hậu Trần đã không gặp may khi phải đụng đầu với Trương Phụ là tướng giỏi bậc nhất của nhà Minh khi đó; còn quân Lam Sơn của Lê Lợi đã may mắn hơn vì không phải đối đầu với viên tướng này.

Dù các tướng cùng vua Trùng Quang không thiếu lòng quyết tâm cứu nước nhưng không thể thực hiện được ý nguyện. Hành động cố giết thêm một mạng giặc của Nguyễn Súy chính là hình ảnh tiêu biểu cho lòng quyết tâm nhưng bất lực đó. Cái chết oanh liệt của vua tôi nhà Hậu Trần được sử sách đời sau còn ca ngợi.

Trong sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết về các tướng Hậu Trần, trong đó có Nguyễn Súy như sau:

Trận đánh ở Sái Già, Đặng Dung, Nguyễn Súy đem tàn quân trơ trọi chống lại bọn giặc mạnh, quân tướng đều tinh nhuệ... Tuy thất bại, cũng vẫn vinh quang, vì sao vậy?[Các tướng Hậu Trần] vì nghĩa không thể cùng sống với giặc, phải tiêu diệt bọn chúng mới nghe, cho nên mới hết lòng, hết sức giúp đỡ Trùng Quang để mưu khôi phục. Trong khoảng 5 năm, kiên trì chiến đấu với giặc, dẫu có bất lợi nhưng ý chí không núng, khí thế càng hăng, đến kiệt sức mới chịu thôi. Lòng trung vì nước của người bề tôi, dẫu trăm đời sau vẫn còn tưởng thấy được!Ngày xưa nước Lỗ đánh nhau với nước Tề ở đất Can Thì bị thất bại, thánh nhân không vì thua mà kiêng né, lại chép rõ để nêu niềm vinh quang chiến đấu với kẻ thù, chứ không bàn đến việc thành bại. Thế thì trận đánh ở Sái Già, quân Minh bị tan vỡ một nửa, quân ta đến khi sức kiệt mới chịu thua cũng vinh quang lắm thay!